Kho video hài và sốc không đỡ được
Những khoảnh khắc được ghi hình!
Mẹo vặt hay đời sống hằng ngày
Những mẹo vặt hay từ đời xa xưa truyền lại
Làm thế nào
Kho hướng dẫn giải quyết câu hỏi ở trên!
Câu chuyện đời sống hằng ngày
Những câu chuyện, tâm sự, chia sẻ hay nhất của cuộc sống
This is default featured slide 5 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.
Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016
Ai cũng nghĩ mùa thu là mùa mát mẻ nhưng thực tế, đây lại là mùa mà bạn dễ mắc nhiều bệnh như hen suyễn dị ứng, đau họng, suy tim, viêm loét dạ dày...
Mùa thu được coi là thời điểm thời tiết có nhiều thay đổi, thậm chí là giao thoa giữa mùa hè và mùa đông. Chính vì vậy, vào mùa thu, nhiệt độ ngày và đêm có thể thất thường, biến động lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn có thể mắc nhiều bệnh nếu không biết cách chăm sóc tốt cho sức khỏe.
Vậy, những bệnh bạn cụ thể bạn có nguy cơ mắc nhiều hơn cả trong mùa thu là bệnh gì?
1. Đau họng
Vào mùa thu, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm hơn so với các mùa khác, vì vậy bạn rất dễ bị cảm lạnh. Hơn nữa, vào mùa thu, sự thay đổi nhiệt độ, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô kết hợp với gió mạnh có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Chỉ cần một chút lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe là sức đề kháng của bạn đã có thể giảm xuống khiến cho khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm, đau họng
Các triệu chứng khi bị đau họng có thể bao gồm: Sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và hay thỉnh thoảng bị nôn. Họng tấy đỏ và amiđan sưng, đôi khi có hạch...
Để đề phòng bệnh phát triển, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để có biện pháp phòng bệnh tốt nhất.
Ảnh minh họa
2. Hen suyễn dị ứng
Giống như mùa xuân, mùa thu là thời điểm mà co người dễ bị dị ứng hơn hẳn mùa hè và mùa đông. Với nguy cơ mắc bệnh dị ứng cao, bạn cũng có thể dễ mắc bệnh hen suyễn dị ứng trong mùa này.
Hen suyễn dị ứng thường là do cơ thể phản ứng với thứ gây dị ứng như phấn hoa, lông thú vật, nấm mốc... gây ra. Triệu chứng thường gặp nhất của hen suyễn dị ứng thường là khó thở.
Nếu bạn là người dễ bị dị ứng với phấn hoa thì hãy lập kế hoạch các hoạt động ngoài trời khôn ngoan để tránh phấn hoa và cây cỏ – nguồn dị ứng phổ biến. Phấn hoa xuất hiện nhiều trong những ngày khô và gió, giảm nhanh vào những ngày ít gió, mưa hoặc ẩm ướt. Nếu bạn thường bị dị ứng với nấm mốc, bụi bặm hay chất gây dị ứng trong nhà thì bạn cần giữ cho nhà cửa sạch sẽ, giữ độ ẩm trong nhà ở mức thích hợp để hạn chế nấm mốc và các yếu tố có thể gây dị ứng phát triển.
Dùng thuốc ngừa dị ứng cũng là cách để phòng bệnh, tuy nhiên, khi dùng thuốc bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
3. Loét dạ dày, tá tràng
Loét dạ dày, tá tràng là bệnh mà bạn có thể gặp tại bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vào mùa thu, khi hệ miễn dịch của bạn giảm thì cơ thể bạn cũng khó chống tác ảnh hưởng của các vi khuẩn gây bệnh, do đó, hệ tiêu hóa của bạn càng bị ảnh hưởng năngk nề, nguy cơ loét dạ dày tá tràng càng tăng.
Bệnh loét dạ dày, tá tràng thường xuất phát từ nguyên nhân cơ bản như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, căng thẳng, thói quen ăn uống nghèo dinh dưỡng, mắc các bệnh mãn tính, di truyền hoặc nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori. Các triệu chứng phổ biến nhất khi bị loét dạ dày tá tràng là mất cảm giác ngon miệng, đau bụngvà nôn mửa. Đặc biệt, các cơn đau do loét dạ dày thường xuất hiện ngay sau bữa ăn trong khi đau loét tá tràng xuất hiện sau khi ăn vài tiếng.
Dù cho có bị đau lúc nào đi nữa thì bạn vẫn nên đi gặp bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân tại sao.
4. Suy tim
Vào mùa thu, những người có vấn đề về tim mạch sẽ càn tăng nguy cơ bị bệnh tim. Đó là bởi vì, khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể phải đấu tranh để thích ứng với sự biến đổi khí hậu, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch, ví dụ như suy tim.
Để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả và cá, hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc và chăm chỉ thể dục để điều hòa hệ tim mạch.
Nếu bạn có vấn đề về tim mạch hay huyết áp bạn cần chú ý theo dõi và điều chỉnh hoạt động của tim và mạch, huyết áp để ngăn chặn các cơn phát bệnh, không nên để đến khi bị bệnh trầm trọng mới điều trị.
5. Bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu. Vào thời điểm này, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công.
Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.
Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.
Để chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu không may bị bệnh tốt nhất bạn nên đi khám. Để phòng bệnh, bạn cần chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khi ra ngoài phải có biện pháp bảo vệ mắt và tránh tiếp xúc với người bị bệnh...
Mùa thu được coi là thời điểm thời tiết có nhiều thay đổi, thậm chí là giao thoa giữa mùa hè và mùa đông. Chính vì vậy, vào mùa thu, nhiệt độ ngày và đêm có thể thất thường, biến động lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn có thể mắc nhiều bệnh nếu không biết cách chăm sóc tốt cho sức khỏe.
Vậy, những bệnh bạn cụ thể bạn có nguy cơ mắc nhiều hơn cả trong mùa thu là bệnh gì?
1. Đau họng
Vào mùa thu, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm hơn so với các mùa khác, vì vậy bạn rất dễ bị cảm lạnh. Hơn nữa, vào mùa thu, sự thay đổi nhiệt độ, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô kết hợp với gió mạnh có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Chỉ cần một chút lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe là sức đề kháng của bạn đã có thể giảm xuống khiến cho khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm, đau họng
Các triệu chứng khi bị đau họng có thể bao gồm: Sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và hay thỉnh thoảng bị nôn. Họng tấy đỏ và amiđan sưng, đôi khi có hạch...
Để đề phòng bệnh phát triển, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để có biện pháp phòng bệnh tốt nhất.
Ảnh minh họa
2. Hen suyễn dị ứng
Giống như mùa xuân, mùa thu là thời điểm mà co người dễ bị dị ứng hơn hẳn mùa hè và mùa đông. Với nguy cơ mắc bệnh dị ứng cao, bạn cũng có thể dễ mắc bệnh hen suyễn dị ứng trong mùa này.
Hen suyễn dị ứng thường là do cơ thể phản ứng với thứ gây dị ứng như phấn hoa, lông thú vật, nấm mốc... gây ra. Triệu chứng thường gặp nhất của hen suyễn dị ứng thường là khó thở.
Nếu bạn là người dễ bị dị ứng với phấn hoa thì hãy lập kế hoạch các hoạt động ngoài trời khôn ngoan để tránh phấn hoa và cây cỏ – nguồn dị ứng phổ biến. Phấn hoa xuất hiện nhiều trong những ngày khô và gió, giảm nhanh vào những ngày ít gió, mưa hoặc ẩm ướt. Nếu bạn thường bị dị ứng với nấm mốc, bụi bặm hay chất gây dị ứng trong nhà thì bạn cần giữ cho nhà cửa sạch sẽ, giữ độ ẩm trong nhà ở mức thích hợp để hạn chế nấm mốc và các yếu tố có thể gây dị ứng phát triển.
Dùng thuốc ngừa dị ứng cũng là cách để phòng bệnh, tuy nhiên, khi dùng thuốc bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
3. Loét dạ dày, tá tràng
Loét dạ dày, tá tràng là bệnh mà bạn có thể gặp tại bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vào mùa thu, khi hệ miễn dịch của bạn giảm thì cơ thể bạn cũng khó chống tác ảnh hưởng của các vi khuẩn gây bệnh, do đó, hệ tiêu hóa của bạn càng bị ảnh hưởng năngk nề, nguy cơ loét dạ dày tá tràng càng tăng.
Bệnh loét dạ dày, tá tràng thường xuất phát từ nguyên nhân cơ bản như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, căng thẳng, thói quen ăn uống nghèo dinh dưỡng, mắc các bệnh mãn tính, di truyền hoặc nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori. Các triệu chứng phổ biến nhất khi bị loét dạ dày tá tràng là mất cảm giác ngon miệng, đau bụngvà nôn mửa. Đặc biệt, các cơn đau do loét dạ dày thường xuất hiện ngay sau bữa ăn trong khi đau loét tá tràng xuất hiện sau khi ăn vài tiếng.
Dù cho có bị đau lúc nào đi nữa thì bạn vẫn nên đi gặp bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân tại sao.
Vào mùa thu, những người có vấn đề về tim mạch sẽ càn tăng nguy cơ bị bệnh tim. Đó là bởi vì, khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể phải đấu tranh để thích ứng với sự biến đổi khí hậu, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch, ví dụ như suy tim.
Để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả và cá, hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc và chăm chỉ thể dục để điều hòa hệ tim mạch.
Nếu bạn có vấn đề về tim mạch hay huyết áp bạn cần chú ý theo dõi và điều chỉnh hoạt động của tim và mạch, huyết áp để ngăn chặn các cơn phát bệnh, không nên để đến khi bị bệnh trầm trọng mới điều trị.
5. Bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu. Vào thời điểm này, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công.
Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.
Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.
Để chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu không may bị bệnh tốt nhất bạn nên đi khám. Để phòng bệnh, bạn cần chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khi ra ngoài phải có biện pháp bảo vệ mắt và tránh tiếp xúc với người bị bệnh...
Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016
Cách làm mì ăn liền ngon hơn chỉ cần thêm 1 nguyên liệu này
Ngày nay mì ăn liền đã là một món ăn được ưa chuộng đối với những người bận rộn, sinh viên hay những người muốn giảm cân. Tuy nhiên, chế biến mì tôm làm sao cho đúng cách thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là cách chế biến mì ăn liền đúng cách không hại cho sức khỏe vừa ngon, vừa không gây hại cho cơ thể.
Chỉ thêm 1 nguyên liệu là món mì gói sẽ ngon không thể tả
Những thánh mì gói đâu rồi? Mau mau vào đây xem cách “nâng cấp” mì gói lên tầm cao mới nào!
- 2 gói mì tôm
- 15ml ớt xay (nếu thích ăn cay)
- Gói gia vị mì gói
- 30g bơ đậu phộng
- Dầu ăn
- Hành lá xắt nhuyễn
Cách "nâng cấp" món mì gói như sau:
Bước 1:
- Đầu tiên, bạn cho hành lá vào phi thơm trong nồi dầu nóng.
Bước 2:
- Thêm ớt bột vào rồi đảo đều cho đến khi dậy mùi. Nếu không thích ăn cay, bạn có thể bỏ qua bước này nhé!
Bước 3:
- Đổ 1 tô nước vào nồi rồi đun cho sôi.
Bước 4:
- Cho 2 vắt mì vào nồi, thêm cả gói gia vị vào cùng.
Bước 5:
- Nguyên liệu lợi hại đây rồi! Bạn sẽ cho thêm 2 thìa to bơ đậu phộng vào cùng với mì nhé! Bơ đậu phộng vừa beo béo, lại mằn mặn nên phết bánh mì ăn cũng hợp mà trộn với mì gói thì cũng hấp dẫn vô cùng luôn!
Thưởng thức thôi!
Có ai bị kích thích khi nhìn nồi mì này không?
Bắt đầu đến giờ nhặt nhạnh đồ đạc cho vào mì cho ngon: phiên bản này sẽ thêm ớt trái và lạc ra cho giống phong cách Thái Lan.
Vắt thêm ít chanh lên trên rồi trộn ăn ngay cho nóng nhé!
Phiên bản này sẽ thêm 2 con tôm, vừa đúng chất mì tôm vừa làm bát mì trông chất lượng hơn hẳn.
Phiên bản này là lấy nốt phần thịt gà thừa thẹo từ bữa trước, xé nhỏ ra rồi trộn với mì.
Nguồn: hanse 한세
3 LOẠI RAU THƠM TUYỆT ĐỐI NAM GIỚI KHÔNG NÊN ĂN
Trong bữa ăn của người người Việt rau thơm là một trong số các món ăn không thể thiếu nó sẽ làm cho bữa cơm của bạn ngon hơn rất nhiều.
Với nam giới khi đã lấy vợ tuyệt đối không nên sử dụng những loại rau dưới đây để tránh ảnh hưởng tới sức sinh sản của mình sau này.
1.Rau răm
Rau răm là loại rau thơm thường ăn kèm với trứng vịt lộn, dùng cho món cháo trai, cháo lòng…nó sẽ khiến hương vị món ăn thêm phần đậm đà, giúp kích thích ngon miệng hơn.
Rau răm thường có tính ấm, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, trừ chứng thống, cẩm tả lỵ… Mọi người thường sử dụng rau răm trừ cước khí sưng chân, chữa rắn, rết, côn trùng cắn, chàm.
Rau răm tốt như vậy nhưng khi ăn nhiều có thể gây ra tình trạng yếu sinh lý ở nam giới. Bởi khi ăn quá nhiều rau răm sẽ làm giảm tinh khí, giảm sự ham muốn về tình dục, kém cường dương tráng khí…Do vậy nam giới, đặc biệt là đàn ông đã lấy vợ nên cẩn trọng hơn khi dùng loại rau này khi làm gia vị đi kèm hay chế biến đồ nhậu để tránh cho chuyện chăn gối vợ chồng của mình bị nguội lạnh.
2. Rau húng bạc hà
Húng bạc hà thường được dùng làm để cho vào trà và gia vị cho các món ăn thêm hấp dẫn. Bạn có thể cho vài lá rau húng bạc hà vào tách trà nóng cũng giúp trà ngon hơn rất nhiều.
Ngoài ra nó còn giúp làm dịu cổ họng, mũi và các đường hô hấp của bạn, giúp tránh bị ho và giúp đánh bay cảm cúm cho bạn. Đối với nam giới hàm lượng tinh dầu bạc hà có chứa chất làm giảm nồng độ testosterone, dẫn đến tình trạng yếu sinh lý và làm giảm bản lĩnh đàn ông.
Rau húng bạc hà có khá nhiều công dụng quý nhưng nam giới cần hạn chế ăn nếu không muốn cuộc sống của vợ chồng bạn bị ảnh hưởng.
3. Rau mùi
Rau mùi hay còn gọi là cây ngò gai. Loại rau này có vị cay, tính ấm, không độc giúp thông đại tiểu tiện, trị chứng phong tà, chữa rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Loại cây này còn có tác dụng làm đẹp da, khử mùi hôi miệng cực tốt.
Loại rau này cực tốt cho chị em nhưng nó lại không tốt với sức khỏe của nam giới. Nếu bạn ăn rau mùi thường xuyên sẽ giảm lượng testosterone, từ đó khả năng sản xuất tinh trùng cũng yếu đi
Đặc biệt khi sử dụng vào ban đêm sẽ gây ra hạn chế lớn về khả năng tình dục , dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe” ở nam giới. Do vậy nam giới tuyệt đối nên tránh ăn quá nhiều loại rau này.
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016
Cách rửa sạch 100% hóa chất trên rau quả, chấp luôn cả trái cây Trung Quốc
Thiệt tình mà nói, tại sao chị em mình phải khổ trăm bề như vậy, đi ra ngoài mua trái cây mà toàn sợ hóa chất, hàng Trung Quốc dạt sang. Thường thì để cho kỹ, chúng ta thường ngâm trái cây trong nước muối rồi rửa lại vài nước, như vậy cũng chưa chắc đã sạch đâu; hãy dùng cách này để yên tâm hơn.
Có 1 sự thật hơi phũ phàng 1 chút, có loại trái cây nào mà không phun thuốc trừ sâu cơ chứ. Đó là lý do tại sao chúng ta nên tìm hiểu cách làm sạch thuốc trừ sâu và các hóa chất khác trên trái cây rau củ trước khi ăn.
1. Đối với các loại trái cây, rau củ chứa ít dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ví dụ như: nhãn, xoài, bơ, ngô, dứa, kiwi, dưa hấu,...
Cách 1: Giải pháp này có thể loại bỏ ngay 98% lượng thuốc trừ sâu.
- Pha nước rửa rau quả theo công thức 3 phần nước, 1 phần giấm.
- Ngâm trái cây và rau quả trong hỗn hợp nước giấm loãng trong vòng 10-20 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Hoặc bạn cũng có thể đổ hỗn hợp nước giấm loãng này vào bình và phun lên trái cây, rau củ. Giữ nguyên hỗn hợp trên trái cây và rau trong vòng 10 phút, cuối cùng rửa thật sạch lại với nước là được.
Cách 2: Bạn cũng có thể ngâm trái cây, rau củ với các hỗn hợp sau cũng cho hiệu quả loại bỏ đến 99% thuốc trừ sâu và các hóa chất khác:
- 1 muỗng canh nước cốt chanh, 2 muỗng cà phê baking soda và 1 chén nước (tùy theo lượng rau củ cần ngâm mà tỉ lệ các thành phần tăng lên).
- 1 muỗng canh nước cốt chanh, 2 muỗng canh giấm táo và 1 chén nước (tỉ lệ cũng tăng lên khi rau củ nhiều hơn)
- Khi sử dụng 2 hỗn hợp trên, bạn cũng ngâm trái cây, rau củ trong vòng 10 - 20 phút rồi rửa thật sạch lại với nước đun sôi để nguội.
2. Đối với các loại trái cây, rau củ có tỷ lệ thuốc trừ sâu rất cao như: táo, đào, dâu tây, nho, lê, khoai tây,...
Với các loại trái cây này, hỗn hợp giấm loãng cũng không thể rửa sạch vì chúng được mệnh danh là những loại rau quả được phun thuốc "khủng khiếp" nhất được bán ngoài chợ. Chúng ta phần lớn cũng ăn luôn vỏ của chúng luôn nên cẩn thận vẫn hơn.
Hãy pha hỗn hợp rửa quả theo công thức sau:
- 1 chén nước, 1/2 cốc giấm táo hoặc giấm trắng (chừng 150ml), 1 muỗng canh baking soda và 1 vài giọt tinh dầu hạt bưởi (có bán trên internet). Hãy ngâm rau củ và trái cây trong hỗn hợp này 1 giờ.
- Cuối cùng, rửa sạch lại với nước là có thể dùng ngay.
Có 1 sự thật hơi phũ phàng 1 chút, có loại trái cây nào mà không phun thuốc trừ sâu cơ chứ. Đó là lý do tại sao chúng ta nên tìm hiểu cách làm sạch thuốc trừ sâu và các hóa chất khác trên trái cây rau củ trước khi ăn.
1. Đối với các loại trái cây, rau củ chứa ít dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ví dụ như: nhãn, xoài, bơ, ngô, dứa, kiwi, dưa hấu,...
Cách 1: Giải pháp này có thể loại bỏ ngay 98% lượng thuốc trừ sâu.
- Pha nước rửa rau quả theo công thức 3 phần nước, 1 phần giấm.
- Ngâm trái cây và rau quả trong hỗn hợp nước giấm loãng trong vòng 10-20 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Hoặc bạn cũng có thể đổ hỗn hợp nước giấm loãng này vào bình và phun lên trái cây, rau củ. Giữ nguyên hỗn hợp trên trái cây và rau trong vòng 10 phút, cuối cùng rửa thật sạch lại với nước là được.
Cách 2: Bạn cũng có thể ngâm trái cây, rau củ với các hỗn hợp sau cũng cho hiệu quả loại bỏ đến 99% thuốc trừ sâu và các hóa chất khác:
- 1 muỗng canh nước cốt chanh, 2 muỗng cà phê baking soda và 1 chén nước (tùy theo lượng rau củ cần ngâm mà tỉ lệ các thành phần tăng lên).
- 1 muỗng canh nước cốt chanh, 2 muỗng canh giấm táo và 1 chén nước (tỉ lệ cũng tăng lên khi rau củ nhiều hơn)
- Khi sử dụng 2 hỗn hợp trên, bạn cũng ngâm trái cây, rau củ trong vòng 10 - 20 phút rồi rửa thật sạch lại với nước đun sôi để nguội.
2. Đối với các loại trái cây, rau củ có tỷ lệ thuốc trừ sâu rất cao như: táo, đào, dâu tây, nho, lê, khoai tây,...
Với các loại trái cây này, hỗn hợp giấm loãng cũng không thể rửa sạch vì chúng được mệnh danh là những loại rau quả được phun thuốc "khủng khiếp" nhất được bán ngoài chợ. Chúng ta phần lớn cũng ăn luôn vỏ của chúng luôn nên cẩn thận vẫn hơn.
Hãy pha hỗn hợp rửa quả theo công thức sau:
- 1 chén nước, 1/2 cốc giấm táo hoặc giấm trắng (chừng 150ml), 1 muỗng canh baking soda và 1 vài giọt tinh dầu hạt bưởi (có bán trên internet). Hãy ngâm rau củ và trái cây trong hỗn hợp này 1 giờ.
- Cuối cùng, rửa sạch lại với nước là có thể dùng ngay.